Xẹp đĩa đệm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngày đăng 26/09/2023 11:42

Xẹp đĩa đệm là hiện tượng các đĩa đệm tại cột sống bị mất nước, trở nên mỏng hơn và mất đi tính đàn hồi vốn có. Tình trạng này còn được gọi là: Thoái hóa mất nước đĩa đệm. Kết quả là các đốt sống va chạm trực tiếp với nhau. Nhân đĩa đệm có thể thoát ra ngoài và gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Xẹp đĩa đệm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết nhé.

Các giai đoạn xẹp đĩa đệm

nhan-biet-xep-dia-dem-2

Xẹp đĩa đệm được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Đĩa đệm bị mất nước nhẹ, khả năng đàn hồi suy giảm, tuy nhiên các đốt sống chưa bị ảnh hưởng nhiều.

- Giai đoạn 2: Đĩa đệm bị xẹp và dần trở nên mỏng hơn, cấu trúc cột sống bị thay đổi, khoảng cách giữa các đốt xương bị thu hẹp. Bắt đầu xuất hiện nhiều bệnh lý liên quan tới cột sống.

- Giai đoạn 3: Các đốt xương dính liền và gây ra những cơn đau dữ dội. Tình trạng thoái hóa mất nước đĩa đệm ở giai đoạn nặng rất khó để điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm ?

Quá trình lão hóa tự nhiên được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra xẹp đĩa đệm. Khi tuổi tác gia tăng thì đĩa đệm cũng dần trở nên suy yếu hơn. Nhân nhày bên trong đĩa đệm giảm, các áp lực từ đốt sống khiến đĩa đệm bị xẹp dần và mất đi các chức năng ban đầu.

nhan-biet-xep-dia-dem

Ngoài ra, xẹp đĩa đệm còn có thể hình thành do nhiều nguyên nhân:

- Có các chấn thương liên quan tới khớp như: Thoái hóa cột sống, loãng xương…

- Chấn thương thể thao, té ngã do bọi va chạm, tai nạn giao thông, tai nạn khi tham gia lao động… khiến gãy thương cột sống. Từ đó dẫn tới nhiều bệnh lý xương khớp trong đó có xẹp đĩa đệm.

- Ngồi quá nhiều hoặc ngồi trong một tư thế gây áp lực lớn lên cột sống, lâu dần có thể thây ra thoái hóa mất nước cho đĩa đệm.

- Làm việc nặng nhọc, khiêng đồ vật không đúng cách.

- Thừa cân, béo phì.

- Chế độ ăn uống kém lành mạnh, thiếu dinh dưỡng.

- Hút thuốc lá…

Nhận biết các dấu hiệu xẹp đĩa đệm

Dấu hiệu để nhận biết xẹp đĩa đệm ở mỗi giai đoạn có sự khác biệt. Ở thời điểm khởi phát các triệu chứng có thể chỉ là vài cơn đau nhẹ, thoảng qua, không đau nhói hay dữ dội nên đa số người bệnh chủ quan không đi thăm khám.

Theo thời gian, khi các đĩa đệm càng mỏng dần đi, người bệnh có thể cảm thấy cứng ở vùng lưng lưng, không thể vận động một cách thoải mái. Cho tới khi đĩa đệm trở nên quá mỏng thì xương sẽ chèn ép vào các dây thần kinh, gây ra cảm giác đau tại lưng và cổ, trong một số trường hợp còn lan xuống tay, chân, bàn chân.

Khi có những biểu hiện dưới đây thì các bạn nên tới bệnh viện để thăm khám:

- Xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc dữ đội ở vùng cột sống cổ, cột sống lưng.

- Đau tăng lên khi cử động (đứng lên, ngồi xuống, cúi người…), khi di chuyển mạnh hoặc khi lan xuống các bộ phận khác như vai, tay, hông, mông, bắp đùi…

- Yếu cơ, có cảm giác ngứa ra, tê ở tứ chi.

Trên đây là một số thông tin về Xẹp đĩa đệm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết từ Daiviet Sport. Các bạn hãy ghi nhớ, để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn nhé !

Nguồn: Phục hồi xẹp đĩa đệm với  dụng cụ vật lý trị liệu