Cách massage làm tan máu bầm

Ngày đăng 07/12/2020 09:54

Vết bầm tím trên da là trình trạng da đổi máu mà nguyên nhân là do mạch máu dưới da bị vỡ và gây ra rỉ máu sau một chấn thương. Máu từ các mạch máu bị tổn thương tập trung ở ngay bề mặt da và chúng ta sẽ nhìn thấy một vết màu xanh đen trên da. Vết này chính là do những tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da.

Những dấu hiệu và triệu chứng của vết bầm tím là gì?

- Ban đầu, một vết bầm mới có thể có màu hơi đỏ, sau đó sẽ chuyển sang màu xanh hoặc tím đạm trong vòng một vài giờ và sẽ thành mầu vàng hoặc màu xanh lá cây sau vài ngày khi vết bầm lành.

- Vết bầm thường nhạy cảm và đôi khi có thể đau trong vài ngày đầu, nhưng cơn đau thường sẽ hết khi vết bầm mờ dần đi.

- Bởi vì da ở chỗ có vết bầm không bị tổn thương nên không có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Bầm tím trên da thường là do va đập trong những sinh hoạt thường ngày, vết bầm nhỏ và không đáng kể, sẽ hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

- Bầm tím khi đang sử dụng aspirin hoặc các thuốc chống đông máu khác

- Sưng tấy và đau ở vùng bầm tím

- Bầm tím xảy ra sau khi xảy ra va chạm mạnh hoặc té ngã

- Bầm tím xảy ra cùng với gãy xương

- Bấm tím không rõ lý do

- Bấm tím không cải thiện trong vòng hai tuần hoặc không cải thiện hoàn toàn sau 3 – 4 tuần

- Bầm tím dưới móng chân gây đau đớn

- Bầm tím kèm theo chảy máu nướu răng, mũi hoặc miệng

- Bầm tím kèm theo máu trong nước tiểu, phân và mắt

- Bầm tím không rõ nguyên nhân, đặc biệt có tính định kỳ

- Bầm tím nhưng không gây đau

- Bầm tím xuất hiện trở lại ở trong cùng một khu vực mà không phải do chấn thương

- Có bất kỳ vết bầm tím thâm đen trên bàn chân

Một số nguyên nhân gây ra bầm tím:

- Tập thể dục cường độ mạnh

- Bầm tím không có nguyên nhân rõ ràng, có thể liên quan đến rối loạn chảy máu, đặc biệt là nếu các vết bầm tím kèm theo chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu chân răng.

- Vết bầm không rõ nguyên nhân như trên đầu gối, đùi thường là do va chạm với cột giường hoặc bàn ghế mà có thể bạn không nhớ.

- Người sử dụng thuốc kháng đông máu cũng dễ có vết bầm hơn.

- Vết bầm xuất hiện ở mặt sau bàn tay và cánh tay (hay còn được gọi là xuất huyết quang hóa/xuất huyết mặt trời) do da mỏng và thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đối với những vết bầm tím trên da mà không gây tổn thương da, không có vết thương hở thì bạn nên massage, xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn bằng rượu hay dầu gió, dầu nóng là cách đơn giản và hiệu quả để làm tan máu bầm tích tụ, đồng thời giúp giảm đau và giảm sưng rõ rệt. Chỉ cần massage đều đặn, đúng cách, chỉ sau một vài ngày thì vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất.

Khi massage, xoa bóp chỗ bầm tím thì cần phải thực hiện nhẹ nhàng và hạn chế vận động mạnh ở vị trí có vết máu bầm hoặc dễ tổn thương để giúp vết bầm tím tan nhanh hơn. Bên cạnh massage làm tan máu bầm thì việc bổ sung chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng, nhất là rau củ quả, trái cây giàu vitamin C, K, D như cam, quýt, bưởi, dứa, đu đủ,… giúp hỗ trợ điều trị tổn thương mô, xóa tan máu bầm, cải thiện sắc tố da ở vùng da bị thâm tím.

Tags: Máy chạy bộ điện giá rẻ